Dâu Nhà Nông – Chương 4


Sao nàng lại biết những thứ này?
Nàng tin Trương gia, Hà gia, thậm chí toàn bộ trấn Đại Lương đều không có nhà nào muối dưa chua bằng rau cải, chỉ có dưa muối thôi, nếu quá nhiều rau cải, lợn ăn không hết sẽ dùng muối ướp thành dưa muối, nhưng muối đâu có rẻ, hộ nhà nông ướp dưa muối cũng phải dùng muối hà tiện.
Trương Tích Hoa có hoảng trong chốc lát, nếu không nghĩ thông, nàng cũng không muốn thời gian của mình bị lãng phí bởi chuyện vô vị này.
Nửa canh giờ nữa, cha chồng và trượng phu sẽ về. Ngẩng đầu nhìn mặt trời tỏa ra sức nóng, Trương Tích Hoa không nghỉ tay tiếp tục chuẩn bị bữa cơm hôm nay.
Giờ là xử lý cháo với rau cải, nồi được bắc lên, nhân lúc nước sôi cho thêm gạo, bong bóng nước chẳng mấy chốc đã dâng đến miệng nồi, Trương Tích Hoa nhanh nhẹn mở nắp, cầm một cái muôi gỗ đảo một lúc. Hôm nay cháo có gạo kê, gạo tẻ, khoai lang, vài loại ngũ cốc.
Rút đi một ít củi lửa, để nấu lửa nhỏ.
Lá rau cải rửa sạch cắt thành từng mẩu ngắn, chờ đến lúc cháo gần chín sẽ cho vào trong nồi. Với củ rau cải, Trương Tích Hoa tính làm món nộm củ rau.
Gọt vỏ củ rau xong rồi thái con chì, để vào trong thau chờ dùng, lại thái hành, thải ớt, băm tỏi.
Thời này mỗi nhà đều tự làm xì dầu, xì dầu không cần dùng tiết kiệm, nàng để phụ liệu vào trong bát, đổ xì dầu vào, lại thêm vài giọt dầu ăn, chế thành nước tương.
Làm xong những thứ trên thì cháo cũng gần được, thả rau cải vào, rồi bắc nồi cháo để sang một bên.
Nấu nước, cầm muôi trúc lớn nhanh tay trùng củ rau đã thái qua một lần nước sôi, lại trùng qua một lần nước lạnh, tưới nước tương lên và thế là nộm rau cải đầy màu sắc đã hoàn thành.
Dụng tâm làm đồ ăn cho cả nhà vẫn luôn là chuyện vui thích nhất.
Khi cô nhỏ Hà Nguyên Nguyên thức dậy, vừa lúc Trương Tích Hoa nấu xong thức ăn, nàng hỏi luôn: “Tẩu tẩu, có thể mượn thuốc mỡ lần trước tẩu đưa muội dùng không?”
Trương Tích Hoa hỏi: “Sao vậy?”
Hà Nguyên Nguyên đáp: “Buổi tối nhiều muỗi quá, tẩu xem tay muội đi, toàn là chấm đỏ cả, mẫu thân cũng thật là, rõ ràng đã nói sẽ xông muỗi cho muội, thế mà mẹ vẫn quên!”
Nói rồi Hà Nguyên Nguyên cuộn ống tay áo lên, chỉ chỗ bị muỗi cắn cho tẩu tẩu xem, nàng đã là đại cô nương, đã đến tuổi có thể bàn chuyện hôn nhân, cô nương gia bẩm sinh thích chưng diện, bị muỗi cắn thành như vậy, Hà Nguyên Nguyên không vui vẻ là chuyện hiển nhiên.
Trương Tích Hoa nói: “Chờ lát tẩu lấy cho muội.”
Cô nhỏ là cô nương được nuông chiều tới lớn, nuôi đến có hơi lười biếng, được cái tính tình ngay thằng, luôn nói chuyện thẳng thắn, nề nếp khá tốt. Không phải vấn đề nguyên tắc, trái lại nàng không có chủ ý dung túng cô nhỏ.
“Tẩu tẩu! Tẩu tốt quá.” Hà Nguyên Nguyên phấn chấn.
Trương Tích Hoa đung đưa đầu: “Cha mẹ sắp về rồi, chúng ta bày sẵn bát đũa trước thôi.”
Hà Nguyên Nguyên nghĩ một lúc, thuốc mỡ này tẩu tẩu mang từ nhà mẹ đến, nàng biết trị vết muỗi cắn rất hiệu quả, mấu chốt là mùi không tệ, nghĩ rằng không rẻ, liền nịnh: “Những việc này để muội làm cho. Tẩu bận bịu cả sáng nên nghỉ một lát đi.”
Không giải thích thêm đã đoạt lấy bát đũa trong tay Trương Tích Hoa, chạy biến sang nhà chính…
Hôm nay Hà Sinh lại là người cuối cùng về nhà, cha mẹ chồng cùng cô nhỏ đều đã vây quanh bàn ăn để chuẩn bị bắt đầu bữa cơm, Trương Tích Hoa vốn tưởng chàng không về, nên đã phần cơm cho chàng, nàng thấy chàng gánh cuốc, xách trong tay ba con trích được xỏ qua cành cây lau.
Thấy Trương Tích Hoa, đưa cá trong tay đến. Nói: “Trước lấy nước giếng nuôi đã.”
Cá trích giẫy đành đạch, nhìn rất có tinh thần. Nàng ngoan ngoãn nhận lấy.
Hà Nguyên Nguyên hăng hái hỏi: “Đại ca, huynh bắt cá ở đâu đấy? Giờ làm gì còn nhiều cá đâu.”
Hà Sinh nói: “Ở mương sông Hạ Khanh. Nước cạn cá trích lộ trên mặt nước, đúng lúc huynh qua đó thì thấy.”
Hà Đại Xuyên rít tẩu thuốc, nhả một cái: “Năm nay không thể bỏ bê! Mấy năm nay mương sông Hạ Khanh kia không quá cạn, A Sinh cơm nước xong, hai cha con ta phải gánh nước tưới thêm cho đất thôi.”
Hà Sinh gật đầu tán thành. Trương Tích Hoa vừa cất cá xong, bưng một chậu nước đến cho Hà Sinh rửa tay, nghe được đoạn đối thoại với cha chồng, trong lòng cũng nặng nề theo.
Bà Hà hỏi: “Cho lợn ăn chưa?”
Trương Tích Hoa gật đầu thưa: “Cho rồi ạ.”
Bà Hà nói tiếp: “Cô cũng không bận gì, ngồi xuống ăn luôn đi.”
Bữa nay cả nhà năm người ăn rất ngon miệng, tay nghề con dâu tốt, suy nghĩ thấu đáo, nguyên liệu nấu ăn, gia vị, mùi vị nàng làm đều ăn ngon hơn người khác. Đây cũng là nguyên nhân bà Hà sớm giao một ngày ba bữa cho con dâu.
Lặng lẽ quan sát hành vi nhiều ngày nay của con dâu, bà Hà hài lòng gật đầu với cô con dâu này.
Dung mạo trên mức bình thường chút, không thể so với Hương Cầm như hoa như ngọc được, ngày trước là bởi thấy con gái Trương gia tốt tính, cọc gỗ này gả cho Sinh khá là tương xứng.
Tình cảm ở chung sẽ có, sau này con dâu sinh con, qua một thời gian không có gì là không buông được, hiện tại suy nghĩ của bà Hà chính là như vậy.
Ăn xong cơm, Trương Tích Hoa làm hết việc nhà, lại đi hái ít cải xanh trong vườn về băm nhỏ, chờ đến giờ ngọ thì đem nấu cho lợn Lương thực chưa được thu hoạch, tồn lương phải giảm bớt, giờ đang là thời kỳ giáp hạt (hạt lúa còn xanh, chưa chín, dễ đói kém), một ngày Hà gia chỉ ăn hai bữa cơm, nhưng nhất định phải cho hai con lợn béo ục ịch trong nhà ăn ba bữa, hơn nữa còn là ăn nóng.
Thấy mọi chuyện đã xong xuôi, bấy giờ Trương Tích Hoa mới mang y phục bẩn hôm qua của mình và trượng phu để vào trong chậu gỗ, tính mang đến sông giặt y phục.
Đang định ra cửa, Hà Nguyên Nguyên ra khỏi phòng, trong tay cũng ôm một đống y phục, cong miệng vui vẻ: “Tẩu tẩu, tẩu giặt giúp muội với. Ngoài kia mặt trời nóng lắm, người ta thật không muốn ra ngoài chút nào.”
Khó khăn lắm với có tẩu tẩu gánh vác việc nhà, mà tẩu tẩu nói cái gì ưng cái đấy, không trách được Hà Nguyên Nguyên làm như vậy.
Quả nhiên, Trương Tích Hoa nghe xong nói: “Vậy muội để vào đi.”
Hà Nguyên Nguyên vui mừng: “Tẩu tẩu tốt với muội nhất, ca muội có thể lấy được tẩu đúng là phúc khí của Hà gia ta.”
Thấy cô nhỏ nhảy nhảy nhót nhót về phòng, Trương Tích Hoa chỉ lắc lắc đầu, phúc khí hay không nàng không quan tâm, gả cho gà theo gà gả cho chó theo chó, nàng đã gả cho Hà Sinh, cả đời đã định ở với chàng, đương nhiên phải nghĩ theo chàng, vui theo chàng, chàng quan tâm người nhà, nàng cũng quan tâm, người chàng căm hận, nàng cũng sẽ đối xử như thế.
Nghĩ đến trượng phu, Trương Tích Hoa lén lút đỏ mặt, lúng túng ôm chậu gỗ ra cửa.
Sông Ngư Thủy nằm ở phía đông của thôn, cách Hà gia không xa lắm, chỉ mất vài phút, không để ý cứ vậy chạy đi lại động đến hạ thân, đau đớn vẫn còn từ tối hôm lỗ mãng ấy, Trương Tích Hoa không muốn có dáng vẻ này, nàng nên tìm gì đó bôi mới được.
“Cô Tích Hoa…”
Trương Tích Hoa ngẩng đầu, hóa ra là nàng dâu được ba huynh đệ Giang Đại Sơn mua về – Nhạn Nương, giọng nàng ấy nhỏ như muỗi, người còn nhỏ gầy hơn cả muội muội Trương Hà Hoa nhà mẹ nàng. Chiếc cằm đầy đặn tôn lên khuôn mặt nhỏ nhắn bằng lòng bàn tay, mắt to mà vô thần.
Tướng mạo như vậy, vốn nên gặp may mắn, chỉ là cơ thể quá gầy yếu, không có phúc tướng. Nghe nói ngày đó Nhạn Nương đáng ra bị bán vào kỹ viện, may thay được Giang Đại Sơn chọn trúng.
Dân trong thôn đều nói, xấu số chưa chắc có ngày gặp may. Nghĩ mà xem, vào kỹ viện tốt xấu còn được ăn ngon mặc đẹp, mà gả vào Giang gia, có khi cái bụng còn không được no.
Đây là thời đại cười người túng bần không cười kỹ nữ.
Trương Tích Hoa cười trả lời: “Nhạn Nương cũng đi giặt y phục hả, vừa hay có bạn, vậy cùng đi đi.”
“Được.” Nhạn Nương nhẹ đáp, có vẻ rất biết vâng lời, thật ra nàng đến thôn Hạ Tây sớm hơn cô Tích Hoa một tháng, nhưng nhát tính, không cả tìm được một người để trò chuyện ở đây. Lần trước giặt y phục ở sông, không cẩn thận để bị rơi xuống, kết quả các thôn phụ đều khoanh tay đứng nhìn, mặc kệ nàng bị ướt gần hết, cuối cùng chỉ có vị nương tử của Hà Sinh kéo nàng lên.
Nhạn Nương rất cảm kích nàng, vô hình trung cũng ngập tràn tâm ý thân thiết với nàng.
Đường ra bờ sông rất rộng, Trương Tích Hoa muốn đi song song với Nhạn Nương, nhưng bất luận nàng cố tình chậm bước chân chờ đối phương, đối phương lại vẫn theo sau vài bước.
Đi đường thôi cũng thấp thỏm lo âu, ai… Trương Tích Hoa không kìm được thở dài trong lòng, bước chân cũng thong thả trở lại, nàng thích theo sau vậy cứ theo ở phía sau đi.
Bậc thang làm bằng đá tảng lớn được thôn dân dựng để giặt y phục bên bờ. Ngày xưa chỉ cần xuống đến bậc thứ hai đã có thể giặt y phục, còn bây giờ phải xuống đến tận bậc thứ sáu. Đủ thấy hiện tại khô cạn đến mức nào.
Xung quanh không có những người khác, Trương Tích Hoa cùng Nhạn Nương ngồi một chỗ, giặt y phục của mình. Về phần phiếm chuyện, nàng và Nhạn Nương chẳng thể nói được hai câu.
Cái miệng của Nhạn Nương thật sự phải dùng gậy mới cậy được một hai chữ, so với trượng phu nàng còn quý một chữ hơn vàng, không biết tại sao hôm nay lại chủ động mở miệng gọi người.
Cầm gậy ra sức đập y phục, y phục của trượng phu rất bẩn, chỉ có thể dùng hết sức đập đập, nàng đang hăng say gõ thì trước mắt xuất hiện hai nhánh bồ kết.
Nhạn Nương im lặng đưa tới, trong đôi mắt ngập tràn ánh sáng, giống như chờ mong nàng nhận lấy.
Trương Tích Hoa cười nhận, nhân tiện nói: “Thật ra hai ngày nay ta không rảnh đi tìm bồ kết, cái này cảm ơn cô.”
Mấy ngày nay, lượng lớn bồ kết trong thôn đều bị người khác hái hết, những người đó không dùng hết trong lần liền cất đi, thời buổi này sống không dễ thở, có món đồ gì ai cũng muốn cất trữ hết.
Đập nát bồ kết, vò chung với y phục, như vậy vết bẩn sẽ ra nhanh hơn. Y phục của nàng không nhiều, trừ bỏ y phục cô nhỏ nhờ giặt hộ, còn xiêm y của cha mẹ chồng không cần qua tay nàng. Bởi vậy không lâu sau nàng đã giặt xong.
Trương Tích Hoa bưng chậu đứng lên: “Cô cứ giặt đi, ta về trước.”
Nhạn Nương vội vàng muốn đi theo, chưa kịp tới bên Trương Tích Hoa, đột nhiên nàng ngã xuống. Trương Tích Hoa bàng hoàng, vội vã thả chậu gỗ, ngồi xổm xuống xem nàng có bị thương hay không.

Hãy để lại vài dòng, để ta biết tình yêu đã ngang qua...